Giải mã quỹ đạo khác thường của mặt trăng

Thứ Hai, 09:50:01 18/12/2017
Mặt trăng bay quanh trái đất không phải theo hình tròn, mà trên một quỹ đạo lệch tâm. Các nhà khoa học vừa đưa ra lời giải cho bí ẩn này: Đó là do lực hút rất mạnh từ sao Mộc và sao Kim. Tiến sĩ Matija Cuk từ Đại học British Columbia công bố nghiên cứu trên tạp chí Science.

Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ trụ

Video khám phá tất cả mọi thứ về Trái đất

5 khám phá ngoài sức tưởng tượng về vũ trụ

Ý tưởng cho rằng những hành tinh khác có thể lôi kéo mặt trăng dường như là quá cường điệu, bởi lực hút của những hành tinh này, ở cách xa đến hàng chục triệu kilomét, là rất nhỏ.

Tuy nhiên, Cuk đã làm rõ chi tiết về vấn đề này nhiều lần khi quỹ đạo của mặt trăng của sao Kimsao Mộc đồng bộ nhau, và phát hiện thấy qua thời gian rất dài và lực hút lặp đi lặp lại, hai hành tinh trên có thể gây ra ảnh hưởng cộng hợp.

Hiện tượng cộng hưởng này đã kéo mặt trăng ra khỏi quỹ đạo tròn vốn có của nó và làm nó thuôn dài ra.

Giải mã quỹ đạo khác thường của mặt trăng

"Đây là lần đầu tiên con người đã chứng tỏ mặt trăng bị ảnh hưởng bởi các hành tinh khác trên quy mô lớn", Cuk nói.

Một cách hiệu quả để hình dung quá trình này là tưởng tượng một người lớn đang đẩy một đứa trẻ ngồi trên xích đu tiến sĩ Doug Hamilton, một chuyên gia điều tra về quỹ đạo của Đại học Maryland, giải thích. Nếu bạn đứng sau đứa trẻ và đẩy nhẹ nhàng vào đúng thời điểm, còn đứa trẻ nhún chân khớp nhịp, thì cái đu sẽ lên cao mãi.

Nhưng nếu bạn đẩy cái đu từ bên hông, ở bất kỳ hướng nào và chẳng có nhịp điệp gì cả, thì sẽ không hề có hiệu ứng cộng hợp, không có sự nhún nhảy và bạn sẽ khiến đứa trẻ nản lòng.

Kết quả dễ thấy nhất của sự lệch tâm này là trong một vài chu kỳ nhật thực (mặt trăng che mặt trời) mặt trăng ở điểm xa hơn trên quỹ đạo méo của nó và nó không hoàn toàn che hết mặt trời, tạo nên nhật thực hình khuyên.

Duy Vũ

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:48 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:50 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:11 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:26 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới