Kintsugi: Kỹ thuật phục chế đồ gốm bằng vàng tài tình của Nhật Bản

Thứ năm, 16:33:09 24/05/2018

 

Các nghệ nhân Nhật Bản gắn các vết nứt trên đồ gốm bằng những hỗn hợp có vàng bởi họ tin rằng sự kết hợp giữa những vết nứt làm cho món đồ có những giá trị vĩnh cửu, trở nên đẹp đẽ và có ý nghĩa hơn.

Kintsugi (Mộc vàng) hay còn được gọi là Kintsukuroi, có thể hiểu là “lấy vàng để hàn gắn”, là một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản dùng để phục chế đồ gốm sứ.

Kintsugi là một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản.
Kintsugi là một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản.

Những người thợ mài dũa những mảnh gốm hay sơn mài đã vỡ và ghép chúng lại với nhau bằng hỗn hợp loại “nhựa” bí truyền (resin) hoặc sơn mài trộn bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Món đồ không chỉ được ghép lại lành lặn, thậm chí còn đẹp hơn nhiều lần so với món đồ ban đầu và trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị rất cao.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Món đồ không chỉ được ghép lại lành lặn, thậm chí còn đẹp hơn nhiều lần so với món đồ ban đầu.
Món đồ không chỉ được ghép lại lành lặn, thậm chí còn đẹp hơn nhiều lần so với món đồ ban đầu.

Các nghệ nhân Nhật Bản gắn các vết nứt trên đồ gốm bằng những hỗn hợp có vàng bởi họ tin rằng sự kết hợp giữa những vết nứt làm cho món đồ có những giá trị vĩnh cửu, trở nên đẹp đẽ và có ý nghĩa hơn.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của nghệ thuật Kintsugi, một trong những câu chuyện hấp dẫn vẫn thường được giới thiệu với du khách kể về Kintsugi đã bắt đầu từ thế kỷ XV.

Các thợ thủ công Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật này trên gốm sứ có nguồn gốc khác nhau.
Trong quá trình phát triển, các thợ thủ công Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật này trên gốm sứ có nguồn gốc khác nhau.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Tướng quân Ashikaga Yoshimasa lúc đó đã gửi trả một bát trà rất quý bị hỏng về Trung Quốc mong được chữa lại. Tuy nhiên, tướng quân Nhật Bản vẫn chỉ nhận lại một chiếc bát được gia cố lại một cách xấu xí. Do đó, những người thợ thủ công Nhật Bản đã bắt tay vào việc tìm ra một cách khác để ghép những mảnh vỡ lại sao cho đẹp mắt và chắc chắn hơn. Từ đó, nghệ thuật Kintsugi ra đời. Trong quá trình phát triển, các thợ thủ công Nhật Bản đã áp dụng kỹ thuật này trên gốm sứ có nguồn gốc khác nhau, phần lớn trong đó là từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.

Về cơ bản, kỹ thuật phục chế của Kintsugi được chia làm 3 loại:

  1. Phương pháp phục hồi (Crack): gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ bằng hỗn hợp có thành phần chính là vàng. Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi.
  2. Phương pháp thay thế (Piece method): được áp dụng trong trường hợp không có mảnh vỡ cùng loại, các nghệ nhân sẽ sử dụng toàn bộ là loại “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng - sơn mài để hoàn thiện tác phẩm.
  3. Phương pháp ghép lai (Joint call): sử dụng một mảnh vỡ có chất liệu tương tự nhưng họa tiết không giống với sản phẩm ban đầu ghép với hiện vật gốc. Dĩ nhiên, những mảnh vỡ này phải phù hợp và tương đồng với nhau về màu sắc, bố cục, tạo nên giá trị độc đáo cho tác phẩm.

Kintsugi (Mộc vàng) hay còn được gọi là Kintsukuroi.
Kintsugi (Mộc vàng) hay còn được gọi là Kintsukuroi.

Trong một hội thảo gần đây được tổ chức tại London, hai nghệ nhân đến từ Kyoto, Nhật Bản là Muneaki Shimode và Takahiko Sato đã trực tiếp trình diễn nghệ thuật độc đáo của xứ sở hoa Anh Đào đến với công chúng.

Ngọc Lan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:49 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:44 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:02 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:33 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới