Chân dung nam thần mà Gia Cát Lượng sùng bái nhất, cũng là người giúp một triều đại của Trung Quốc phát triển thịnh vượng

Thứ bảy, 16:17:05 27/06/2020

Một nhân vật truyền kì như Gia Cát Lượng cũng có một nam thần khiến ông kính nể và bội phục, người này là ai?

Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là một trong những thừa tướng nổi tiếng nhất thời kì Tam Quốc, một chính trị gia, quân sự gia, tản văn gia, thư pháp gia, phát minh gia kiệt xuất. Ông phát minh ra con bò gỗ, một loại xe đẩy có một bánh và hai tay cầm, đèn Khổng Minh, nỏ Gia Cát... vẫn nổi tiếng tới tận ngày hôm nay. Ông là người duy nhất trong lịch sử Trung Quốc không cần xuất sơn nhưng vẫn có thể dự đoán được thế sự thiên hạ. Có rất nhiều thần thoại và truyền thuyết khi nhắc về ông, mọi người đều gọi ông là "trí thánh". Nhưng, một nhân vật truyền kì như Gia Cát Lượng cũng có một nam thần khiến ông kính nể và bội phục, người này là ai?

Ai cũng biết, Gia Cát Lượng từng tự so sánh mình với Quản Trọng, nói cách khác, Quản Trọng chính là người mà Gia Cát Lượng sùng bái. Vậy thì, Quản Trọng có xứng đáng để được Gia Cát Lượng sùng bái ? Theo lý mà nói, thì là đáng. Lí luận và thực tiễn của Quản Trọng đã đưa nước Tề, Trung Quốc bước vào thời kì phồn vinh, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả xã hội hiện đại Trung Quốc.

Chân dung nam thần mà Gia Cát Lượng sùng bái nhất, cũng là người giúp một triều đại của Trung Quốc phát triển thịnh vượng - Ảnh 1.

Nhân vật Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ

Trong "Tam Quốc chí" có ghi chép lại một đoạn lịch sử Long Trung đối rằng: "Lượng cung canh lũng điền, hảo vi "Lương phụ ngâm". Thân trưởng bát thước, mỗi tự bì vu Quản Trọng, Nhạc Nghị". Điều này nói lên một điều rằng, Gia Cát Lượng rất thường xuyên so sánh mình với Quản Trọng và Nhạc Nghị.

Quản Trọng, họ Cơ, tộc Quản, tên thực Di Ngô, tự là Trọng, thụy hiệu là Kính, đương thời hay gọi Quản Tử, là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu. Ông được mệnh danh là "thánh nhân chi sư" (sư phụ của các thánh nhân), "Hoa Hạ văn minh bảo hộ giả" (người bảo hộ của văn minh Hoa Hạ), "Hoa Hạ đệ nhất tướng". Tề Hoàn Công, vị quân chủ thứ 16 của nước Tề - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, cũng là vị quân chủ chư hầu xưng bá chủ đầu tiên thời Xuân Thu, được xếp vào hàng đầu tiên của danh sách Ngũ bá, ông có thể đưa nước Tề lớn mạnh là nhờ sự phò trợ của Quản Trọng.

Chân dung nam thần mà Gia Cát Lượng sùng bái nhất, cũng là người giúp một triều đại của Trung Quốc phát triển thịnh vượng - Ảnh 2.

Chân dung Quản Trọng

Quản Trọng đã đề ra rất nhiều tư tưởng trị quốc mà vẫn thực dụng tại Trung Quốc cho tới hiện nay, chẳng hạn "thương lãm thực nhi tri lễ tiết, y thực túc nhi tri vinh nhục" (kho lương thực có đầy, dân có ấm no, đủ ăn đủ mặc thì mới có thể nghĩ tới lễ tiết, lễ nghĩa, đến vinh dự hay xấu hổ)… ông luôn xem sự ổn định của quốc gia, của bách tính là cái gốc, xem lòng dân là cơ sở để phát triển đất nước.

Thay đổi và củng cố đất nước cũng là lý tưởng xuyên suốt trong cuộc đời Quản Trọng. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, ông đã góp phần không nhỏ đưa đất nước phát triển thịnh vượng. Một người hoài bão, trí lớn như Gia Cát Lượng xem Quản Trọng là "nam thần" là một điều hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Theo Tri thức trẻ.

Vân Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:48 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:44 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:06 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:29 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới