Hàn Quốc phát hiện bằng chứng mới về nghi lễ hiến tế người

Thứ Ba, 13:42:01 09/01/2018
Hai bộ xương được tìm thấy dưới tường của cố đô Gyeongju, thuộc huyện Wolseong, tỉnh Gyeongsang. Những đồ vật khác cũng được phát hiện bao gồm một chiếc bàn gỗ khắc, các bức tượng nhỏ hình người và động vật, một chiếc khăn turban và quần áo có nhiều điểm tương đồng với trang phục của người xứ Sogdian ở Trung Á.

Không phải thiên thạch, thứ thực sự giết chết khủng long là gì?

Người cổ đại chế tạo đồ sắt từ thiên thạch

Chế tạo áo tàng hình siêu mỏng

Phát hiện của các nhà khảo cổ học.
Phát hiện của các nhà khảo cổ học (Ảnh: AFP).

Choi Moon Jung, đại diện Viện nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia tại Gyeongju, cho biết: "Đây là bằng chứng khảo cổ đầu tiên chứng minh rằng lễ hiến tế người sống dưới nền móng các tòa nhà, đập hay tường hoàn toàn có thật", theo AFP ngày 16/5.

Nghi lễ hiến tế người sống cùng các vị vua băng hà để theo hầu hạ trong cõi vĩnh hằng từ lâu nổi tiếng trong văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia đang tiến hành thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để đi đến kết luận liệu những nạn nhân được chôn sống hay không.

Theo đó, họ sẽ xét nghiệm DNA và những hiện vật để xác định đặc điểm nhận dạng, tình trạng sức khỏe chế độ ăn uống và thuộc tính gien.

Trưởng nhóm nghiên cứu Park Yoon-Jung nhận định: "Nạn nhân không có dấu hiệu chống cự khi được chôn cất, chắc hẳn họ bị bất tỉnh hoặc đã chết khi nghi lễ diễn ra. Văn hóa dân gian truyền lại rằng người sống được hiến tế cho thần thánh, cầu cho những công trình sắp khởi công sẽ thuận lợi và bền lâu".

Hai bộ xương nằm cạnh nhau được tìm thấy tại góc tường đất đá
Hai bộ xương nằm cạnh nhau được tìm thấy tại góc tường đất đá, phía tây của một tòa lâu đài thuộc cố đô Gyeongju. Một bộ xương ở tư thế nằm ngửa, bộ còn lại hơi hướng đầu và tay về phía bộ thứ nhất. (Ảnh: AFP).

Các chuyên gia ước tính hai bộ xương có niên đại từ thế kỷ thứ 5, vào thời kỳ của vương triều Silla (57 TCN-935).

Được xây dựng từ thời Silla, cố đô Gyeongju là một trong những di tích lịch sử được coi là kho báu văn hóa của Hàn Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Gyeongju còn gắn liền với ba di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm chùa Bulguksa, hang Phật Seokguram và khu di tích cùng làng dân tộc Yangdong.

Những người đầy tớ hoặc nô lệ, bất kể còn sống hay đã chết, đều trở thành vật hiến tế trong nhiều nền văn hóa cổ xưa tại châu Phi, Trung Đông và châu Á.

Những người Aztecs tại Mexico trước kia nổi tiếng với lễ hiến lế hàng nghìn người mỗi năm dưới ánh mặt trời. Người Trung Quốc cũng tiến hành nghi lễ này tới những năm 1600 khi chôn sống người hầu cùng các vị hoàng đế băng hà.

Duy Vũ

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:43 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:42 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:08 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:26 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:28 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới