Bão sấm sét, sấm bụi,... những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khiến bạn sợ hãi

Thứ Hai, 17:00:00 27/02/2017
Bão sấm sét, lốc lửa, sấm bụi,... là những hiện tượng thiên nhiên luôn khiến con người cảm thấy sợ hãi không chỉ bởi sức tàn phá mà còn là sự khủng khiếp nó đem lại mỗi lần xuất hiện, đặc biệt là với những người được đặc biệt chứng kiến.

Cơn bão sấm sét ở Venezuela

Ước tính những cơn bão sấm sét diễn ra đến hơn 160 ngày trong một năm, 10 giờ trong một ngày và 280 sấm chớp trong một giờ. Điều này có nghĩa là những cơn bão sấm chớp xảy ra gần như liên tục không ngừng. Đây được xem là cỗ máy sản xuất ozone lớn nhất trên thế giới.

Cơn bão sấm sét ở Venezuela với cường độ lên tới 400.000 A.

Cơn bão sấm sét ở Venezuela với cường độ lên tới 400.000 A.

Theo các nhà khoa học những cơn bão sấm sét đã tạo tạo một lượng điện khổng lồ, ước tính 1.176.000 V mỗi năm với cường độ lên tới 400.000 A. Trận sấm sét mạnh tới mức người dân ở cách đó 400 km cũng có thể nhìn thấy. Những cơn bão sét này nhiều khi đem đến sự sợ hãi cho người dân.

Lốc lửa

Lốc lửa (hay còn được gọi là quỷ lửa) là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khi lửa kết hợp với lốc xoáy

Lốc lửa là một trong những hiện tượng thiên nhiên vô cùng hiếm gặp.

Lốc lửa là một trong những hiện tượng thiên nhiên vô cùng hiếm gặp.

Một trong những cơn lốc lửa đáng sợ nhất mà thế giới từng gánh chịu là cơn lốc lửa xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1923, ngay sau khi nước này phải hứng chịu một trận động đất với cường độ 7,9 độ richter.

"Quỷ lửa" đã lao tới và quét sạch mọi thứ trong nháy mắt, ước tính có hàng ngàn người đã thiệt mạng khi cơn lốc này đi qua.

Sấm bụi

Khí, tro và bụi, những sản phẩm này được núi lửa trong cơn chuyển mình giận dữ, phun ra ào ạt tung tóe lên không trung, thường thì cao cả cây số.

Sấm bụi rất hiếm khi xuất hiện nhưng quang cảnh rất đẹp.

Sấm bụi rất hiếm khi xuất hiện nhưng quang cảnh rất đẹp.

Và trong cột khói, khí, tro và bụi cao cả cây số này, các khoa học gia đã ghi nhận được những luồng điện xẹt và nổ như sấm sét hiện tượng thiên nhiên này được gọi là sấm bụi, đây là quang cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm khi xuất hiện.

Mưa máu

"Mưa máu" xuất hiện lần đầu ở Kerala Ấn Độ vào năm 2001 và kéo dài đều đặn gần 3 tháng từ ngày 25/6 đến 23/9.

Mưa máu có thể là dấu hiệu của ô nhiễm không khí.

Mưa máu có thể là dấu hiệu của ô nhiễm không khí.

Mãi cho tới năm 2006, khi hiện tượng này lặp lại vào ngày 4/3 nhà vật lý Godfrey Louis thuộc trường đại học Mahatma Gandhi mới thu thập được các mẫu nước mưa và phát hiện rằng nước mưa ở Kerela có màu đỏ là do bị nhuộm màu của một loài tảo biển đỏ có tên khoa học là Rhodophyceae. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của ô nhiễm không khí

Thủy triều đỏ

Hiện tượng khá phổ biển ở các vùng biển vào mùa xuân, mùa thu khi nhiệt độ biển tăng lên, các dòng chảy đại dương mạnh hơn đẩy loài tảo đỏ Noctiluca scintillans trôi dạt vào bờ gây lên thủy triều đỏ".

Thủy triều đỏ là hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển.

Thủy triều đỏ là hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển.

Đối với nhiếp ảnh gia thì đây là lúc họ có được những tác phẩm "để đời" nhưng với một số người khác bị dị ứng thì chúng có thể gây các bệnh về da, viêm mắt.

Ngoài việc gia tăng số lượng nhanh chóng gây tình trạng cạn kiệt nguồn oxy thì loài tảo đỏ này còn tiết độc tố vào nước biển gây hại cho hệ sinh vật biển vùng chúng đi qua.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:46 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:44 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:10 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:26 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới