Phát hiện loài ếch mới ở bán đảo Sơn Trà

Thứ Ba, 15:22:01 13/03/2018
Các nhà khoa học trong nước và chuyên gia quốc tế đã mất hơn 5 năm để tìm ra một loài ếch mới ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Loài ếch này được đặt tên khoa học Leptolalax rowleyae Nguyen et al. 2018 (tên tiếng Anh là Rowley’s litter frog; tiếng Việt: Cóc mày Rô-ly), phân bố tại bán đảo Sơn Trà.

Liệu sinh học tổng hợp có bảo vệ được cuộc sống hoang dã?

Nam Cực suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng khi nước biển nóng lên

Phát hiện nhiên liệu sinh học nhiều tiềm năng phát triển trên Trái Đất

TS Hoa cho biết vào năm 2012, bà thực hiện luận án tiến sĩ nghiên cứu về ếch nhái và bò sát tại Sơn Trà và Cù Lao Chàm. Trong quá trình thực hiện, bà tìm thấy một quần thể nhỏ của loài ếch này ở độ cao trên 400m tại bán đảo Sơn Trà.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Tuy nhiên do điều kiện chưa cho phép để phân tích kỹ hơn, loài này lúc đó chưa được xác định tên khoa học

Cóc mày Rô-ly (tên khoa học Leptolalax rowleyae Nguyen et al. 2018)
Cóc mày Rô-ly (tên khoa học Leptolalax rowleyae Nguyen et al. 2018) - (Ảnh: NGUYỄN THÀNH LUÂN).

Sau đó, từ các nghiên cứu chuyên sâu về di truyền và âm học với sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế đến từ Nga và Canada cùng với các cộng sự trong nước, TS Hoa cùng học trò của mình là thạc sĩ Nguyễn Thành Luân (đến từ Chương trình bảo tồn rùa châu Á) đã phân tích lại những mẫu vật kể trên và xác định đây là một loài mới cho khoa học.

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Công bố quốc tế này mới đây được đăng tải trên tạp chí phân loại học quốc tế Zootaxa, số ra tháng 3/2018.

Đây là một loài ếch nhỏ (kích thước cơ thể dưới 3cm), sinh sống ở rừng trên bán đảo Sơn Trà, nơi đầu nguồn các con suối nhỏ. Chúng sống dưới các thảm mục ven suối và tiếng kêu như tiếng các loài côn trùng do đó rất khó phát hiện.

"Đây là loài vật nhìn hình thái bên ngoài thì rất giống các loài khác. Tuy nhiên khi nghiên cứu về âm học và DNA (thông tin di truyền) các nhà khoa học quốc tế xác định có sự khác nhau hơn 5% so với các loài cùng loại.

Đây là một quá trình nghiên cứu lâu dài. Loài này được đặt tên để ghi danh TS. Rowley Jodi từ Bảo tàng Úc, người đã có một thời gian dài nghiên cứu và bảo tồn các loài lưỡng cư ở Việt Nam từ 2007", TS. Hoa cho biết.

Theo TS. Hoa việc khám phá ra loài mới ở Sơn Trà cho thấy tiềm năng đa dạng sinh vật ở đây còn rất lớn và cần được quan tâm hơn.

Hiện tại chưa có đánh giá về mức độ đe dọa tới loài này, biện pháp bảo tồn cơ bản nhất là giữ gìn môi trường sống của chúng (rừng) và tránh các hoạt động xả rác ở các con suối trên Sơn Trà.

Duy Vũ

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:51 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:46 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:04 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:31 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:28 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới