Chiêm ngưỡng những giây phút nguyệt thực hiếm hoi trong thời tiết xấu ở Huế

Thứ bảy, 18:10:01 28/07/2018

Từ giữa đêm qua cho đến rạng sáng ngày hôm nay (28/7), PV đã thức gần như nguyên đêm để ghi nhận lại hình ảnh của nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực theo khoa học giải thích, là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, khi mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng. Nhưng vào thời điểm mặt trăng - trái đất - mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất ánh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất. Thời điểm và hiện tượng này gọi là nguyệt thực.

Mặt trời (trái) - Trái đất (giữa) và Mặt trăng (phải) đang đi vào vùng tối của Trái đất và Mặt trời để tạo nên hiện tượng nguyệt thực

Mặt trời (trái) - Trái đất (giữa) và Mặt trăng (phải) đang đi vào vùng tối của Trái đất và Mặt trời để tạo nên hiện tượng nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp đến mặt trăng bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Tại TP Huế vào khuya qua (27/7) từ lúc gần 0h cho đến 4h sáng hôm sau, do thời tiết mưa và mây dày nên thỉnh thoảng mới thấy được hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Cụ thể từ 0h30’ mặt trăng bắt đầu bị bóng nửa tối của trái đất che khuất dần dần. Từ lúc 2h10’ sáng 28/7, mặt trăng đã bị che khuất gần hết, từ vầng trăng tròn của đêm rằm đã còn lại vầng trăng khuyết. Gần 2h30’, mặt trăng bị che lấp gần như hết toàn bộ.

Từ 3h15’ đến 4h, trên bầu trời không còn mặt trăng. Lúc này mặt trăng nằm ở trung tâm của bóng tối. Cho đến 4h15’ sáng, nguyệt thực toàn phần kết thúc nhưng không thấy mặt trăng ló dạng bởi mây dày và thời tiết xấu đã che khuất mặt trăng.

Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận nguyệt thực do PV thực hiện:

Bầu trời bị mây mù và mưa che phủ toàn bộ mặt trăng

Bầu trời bị mây mù và mưa che phủ toàn bộ mặt trăng Sau khi mưa ngớt, mặt trăng bắt đầu lộ diện trong những phút hiếm hoi

Sau khi mưa ngớt, mặt trăng bắt đầu lộ diện trong những phút hiếm hoi

Diễn viên chính trong đêm nguyệt thực toàn phần

"Diễn viên chính" trong đêm nguyệt thực toàn phần

Mặt trăng bị mây nhiều đợt liên tiếp tràn qua che phủ

Mặt trăng bị mây nhiều đợt liên tiếp tràn qua che phủ

Bắt đầu xuất hiện hiện tượng nguyệt thực một phần vào khoảng 1h30

Bắt đầu xuất hiện hiện tượng nguyệt thực một phần vào khoảng 1h30'

Mặt trăng từ tròn đã thành khuyết chỉ trong vài tiếng, hiện tượng mà bình thường phải mất khoảng 1 tuần mới thấy

Mặt trăng từ tròn đã thành khuyết chỉ trong vài tiếng, hiện tượng mà bình thường phải mất khoảng 1 tuần mới thấy

Màu mặt trăng đỏ như mặt trăng máu do khúc xạ qua bóng tối của trái đất tạo ánh sáng đỏ phủ lên mặt trăng

Màu mặt trăng đỏ như mặt trăng máu do khúc xạ qua bóng tối của trái đất tạo ánh sáng đỏ phủ lên mặt trăng

Nàng trăng dần dần biến mất

"Nàng trăng" dần dần biến mất

Trên bầu trời TP Huế trong tiết trời xấu chỉ còn thấy 1 mặt trăng (góc phải trên) và ánh sáng 1 ngôi sao (góc trái dưới)

Trên bầu trời TP Huế trong tiết trời xấu chỉ còn thấy 1 mặt trăng (góc phải trên) và ánh sáng 1 ngôi sao (góc trái dưới)

Mặt trăng chuẩn bị kết thúc hiện tượng nguyệt thực một phần

Mặt trăng chuẩn bị kết thúc hiện tượng nguyệt thực một phần

Gần 2h30, mặt trăng chuyển sang trạng thái nguyệt thực toàn phần, toàn bộ mặt trăng gần như biến mất

Gần 2h30', mặt trăng chuyển sang trạng thái nguyệt thực toàn phần, toàn bộ mặt trăng gần

như biến mất

Bầu trời đã không còn thấy mặt trăng sau 2h30

Bầu trời đã không còn thấy mặt trăng sau 2h30'

Theo:DânTri

Ngọc Lan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:47 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:44 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:08 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:32 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới