Nguyên nhân phần lớn mưa không bao giờ chạm đất

Thứ tư, 22:16:08 13/06/2018

 

Phần lớn, mưa không bao giờ chạm đến mặt đất vì chúng rơi xuống biển. Nhưng một lượng lớn mưa trên cạn cũng không chạm xuống đất.

Một số hạt biến mất trước khi rơi xuống thấp. Trong lúc rơi, giọt mưa di chuyển qua vùng không khí ấm dần, khiến ngày càng nhiều phân tử nước trên bề mặt bốc hơi.

Việc đo lượng nước mất đi này khá khó khăn, chúng ta không thể đưa thiết bị đo mưa bay lên những độ cao khác nhau để trực tiếp xác định lượng nước bốc hơi.

Một số hạt biến mất trước khi rơi xuống thấp.
Một số hạt biến mất trước khi rơi xuống thấp.

Nhưng theo mô phỏng máy tính, khoảng 40% lượng mưa sẽ biến mất và trở lại bầu trời. Khi mưa rơi xuống, đa phần đều “hạ cánh” trên rừng cây.

Nguyên nhân là ở nơi có lượng mưa lớn, nhiều loại cây phát triển vượt trội. Chúng cao lên và vươn rộng tán, che bóng phần lớn các thực vật khác. Những tán cây rập rạp cũng chặn lượng lớn mưa rơi xuống.

Tuy nhiên, cũng giống con người, không thể uống nước qua da, cây không thể hấp thụ nước bằng lá hay vỏ. Do đó, lượng nước tán cây chặn lại không trực tiếp dùng cho chúng. Hầu hết sẽ nhỏ hoặc chảy dọc thân cây, cuối cùng chạm đất và cây có thể hút chúng lên bằng rễ.

Một phần nước trên ngọn cây bốc hơi khỏi lá và vỏ, trở lại bầu trời. Lượng nước này chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa ban đầu rơi xuống từ mây.

Con số này nghe có vẻ không lớn, nhưng cộng với lượng mưa đã bốc hơi trong khi rơi xuống, ta sẽ thấy hơn nửa lượng mưa trên đất liền không bao giờ chạm đến mặt đất. Chúng di chuyển lên cao dưới dạng hơi nước, tương đương 15 sông Amazon vô hình chảy ngược lên trời.

 

Ngọc Lan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:44 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:49 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:05 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:27 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:33 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới