Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới, nặng tới 2 tấn

Thứ Ba, 08:51:00 25/07/2017
Một loài cá mặt trăng mới vừa được xác định sau cuộc tìm kiếm kéo dài bốn năm, National Geographic đưa tin.

Mặc dù là chi cá xương lớn nhất thế giới và có trọng lượng hơn hai tấn, cá mặt trăng khá ẩn dật, khiến việc tìm kiếm trong bốn năm qua rất khó khăn.

Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới, nặng tới 2 tấn

Marianne Nyegaard chụp ảnh cùng cá mặt trăng Hoodwinker dạt bờ New Zealand năm 2014.
Marianne Nyegaard chụp ảnh cùng cá mặt trăng Hoodwinker dạt bờ New Zealand năm 2014.

Nhóm nghiên cứu do Marianne Nyegaard - nghiên cứu sinh tại Đại học Murdoch, Úc - dẫn đầu, đã phân tích hơn 150 mẫu ADN của cá mặt trăng và phát hiện bốn loài riêng biệt thuộc chi này. Tuy nhiên, trước đó mới chỉ có ba loài được xác định.

Điều này khiến Nyegaard tin rằng có một loài cá mặt trăng khác chưa được ghi nhận. Nhưng cô không biết nó trông như thế nào hay ở đâu.

Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên cho loài cá thứ tư là cá mặt trăng Hoodwinker, nghĩa là “kẻ giấu mặt”. Một năm sau, Nyegaard mới có cơ hội nhìn thấy tận mắt cá mặt trăng Hoodwinker.

Hoodwinker đã trở thành loài cá mặt trăng mới đầu tiên được phát hiện trong 130 năm qua.
Hoodwinker đã trở thành loài cá mặt trăng mới đầu tiên được phát hiện trong 130 năm qua.

Năm 2014, cô nhận được điện thoại từ ngư dân New Zealand nói rằng bốn con cá mặt trăng vừa dạt vào bờ biển Christchurch. Nyegaard đến và chứng kiến tận mắt sinh vật khổng lồ.

Sau sự việc, các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học trên khắp thế giới thu thập và phân tích mẫu vật từ con cá dạt bờ và chứng minh được nó là loài mới. Như vậy, cá mặt trăng Hoodwinker đã trở thành loài cá mặt trăng mới đầu tiên được phát hiện trong 130 năm qua.

Một con cá mặt trăng Hoodwinker ở biển Chile.
Một con cá mặt trăng Hoodwinker ở biển Chile.

Hoodwinker có nhiều sự khác biệt với ba loài còn lại. Hoodwinker có thân thon gọn và bóng hơn, không có bướu hoặc mõm như những con cá mặt trăng khác.

Nyegaard và nhóm nghiên cứu sau đó phát hiện thêm cá mặt trăng Hoodwinker ở New Zealand, Nam Úc, hay Nam Phi và phía nam Chile. Điều này cho thấy chúng có thể sống những vùng lạnh hơn ở Nam Bán cầu, Nyegaard viết trong một bài báo khoa học

Hình dạng khổng lồ của cá mặt trăng giúp chúng giữ ấm khi lặn sâu xuống đại dương. Kích thước cũng khiến nó dễ nổi lên bề mặt hơn để sưởi ấm.

Nguyễn Thành Đạt

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:42 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:48 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:08 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:26 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới