Đụn cát màu xanh bí ẩn trên sao Hỏa

Thứ sáu, 15:03:04 22/06/2018

 

NASA vừa công bố một cấu trúc đụn cát lạ lẫm về cả hình dạng và màu sắc vừa được tàu Reconnaissance Orbiter gửi về Trái Đất.

Mới đây, tàu Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA phát hiện một đụn cát hình tam giác có màu xanh kì lạ gần khu vực miệng núi lửa Lyot.

Các nhà khoa học của NASA cho biết đụn cát này mịn hơn và dường như có cấu tạo khác với xung quanh.

Đồng thời màu xanh của đụn cát là do phản ứng hóa học giữa các khoáng chất có trong đụn cát với một số hợp chất hóa học khác ở tầng miệng núi lửa, nhưng cụ thể là gì thì vẫn chưa rõ.

Đụn cát bí ẩn trên sao Hỏa vừa được phát hiện
Đụn cát bí ẩn trên sao Hỏa vừa được phát hiện - (Ảnh: NASA).

Tư duy đúng tạo nên khoảng cách giữa người có mức lương năm là 1 tỷ đồng và 100 triệu đồng: 5 lối tư duy giúp bạn “đánh đâu thắng đó”
Cách tiêu tiền của tỷ phú Warren Buffett
Các nước đang dùng ứng dụng gì để chống lại Covid-19?

Thường thì những đụn cát tích tụ trong các tầng sâu của miệng núi lửa, sau đó nhờ dung nham đưa lên mặt đất. Những cơn gió mạnh khủng khiếp trên sao Hỏa có thể là nguyên nhân tạo nên hình dạng lạ mắt của đụn cát này.

Những bức hình còn lại do MRO cung cấp trong đợt này cũng rất thú vị, trong đó nhiều bức cho thấy băng tuyết vẫn còn chấm phá trên bề mặt sao Hỏa khi mùa đông đã đi qua.

Trong một số bức khác, băng tuyết đã tan đi nhưng làm cho bề mặt sao Hỏa có những hình thù kỳ lạ. Sao Hỏa cũng có mùa băng tuyết như Trái Đất, nhưng chỉ khác ở những lớp băng này cấu tạo từ CO2.

Và khi lớp băng "khô" trên sao Hỏa tiếp xúc với mặt trời sẽ tạo nên những đường nét độc đáo trên bề mặt đất đá khô cằn của hành tinh này.

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên
Người tính toán để 14 lần trúng xổ số độc đắc
Tại sao Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất mặc áo long bào đen?

Dưới đây là một số bức ảnh do MRO gửi về:

Bức ảnh cho thấy một dòng dung nham khổng lồ bị khô lại trên sao Hỏa
Bức ảnh cho thấy một dòng dung nham khổng lồ bị khô lại trên sao Hỏa - (Ảnh: NASA).

Bức ảnh được chụp ở vành đai phía bắc, nơi có một miệng núi lửa rộng 30km
Các nhà khoa học cho biết những lớp dung nham ở sao Hỏa khi dâng lên có thể làm vành đai núi lửa tách biệt chúng ra thành 3, 4 tầng. Bức ảnh được chụp ở vành đai phía bắc, nơi có một miệng núi lửa rộng 30km - (Ảnh: NASA).

Phần màu xanh trong bức hình biểu hiện một vùng đất với cấu trúc đất đá đặc biệt,
Phần màu xanh trong bức hình biểu hiện một vùng đất với cấu trúc đất đá đặc biệt, gồm những khoáng vật giàu sắt như olivine và pyroxene. Vùng màu vàng cho thấy những lớp đất đá đã vàng đang bị biến đổi - (Ảnh: NASA).

Hé lộ sự thật về nơi chôn cất Tư Mã Ý: Không thể che giấu dù tìm đủ mọi kế tung hỏa mù
Lí giải tại sao chữ "x" được dùng để ký hiệu ẩn số trong toán học
Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Những lớp băng “khô” còn sót lại sau mùa đông ở miền Bắc sao Hỏa
Những lớp băng “khô” còn sót lại sau mùa đông ở miền Bắc sao Hỏa - (Ảnh: NASA).

Một bức ảnh hồng ngoại tuyệt đẹp cho thấy những vết nứt như hình con giun của một miệng núi lửa huyền bí trên sao Hỏa
Một bức ảnh hồng ngoại tuyệt đẹp cho thấy những vết nứt như hình con giun của một miệng núi lửa huyền bí trên sao Hỏa - (Ảnh: NASA).

Cận cảnh những khe nứt cấu trúc “con giun”
Cận cảnh những khe nứt cấu trúc “con giun” - (Ảnh: NASA).

Ngọc Lan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:47 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:45 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:05 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:25 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:24 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới