Hành tinh lùn Ceres là "thế giới đại dương" mới với hồ nước mặn dưới bề mặt băng giá

Thứ tư, 08:45:05 12/08/2020

Miệng núi lửa Occator và ngọn núi Ahuna Mons cùng xuất hiện trong tấm ảnh chụp hành tinh lùn Ceres do tàu vũ trụ Dawn của NASA thu được vào ngày 11/2/2017 (Ảnh: NASA)

Ngày 10/8, các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu được từ tàu vũ trụ Dawn sau khi con tàu này bay ngang qua hành tinh lùn Ceres vào năm 2018 với khoảng cách 35km. Những dữ liệu này đã giúp chúng ta hiểu thêm về Ceres, gồm cả những bằng chứng về sự thay đổi địa chất dựa trên thuyết núi lửa băng (cryovolvanism), là những núi lửa phun trào ra vật chất dạng băng.

Các nhà khoa học còn xác nhận sự hiện diện của một hồ nước mặn chứa nước giàu muối, là tàn tích của một đại dương, nằm bên dưới bề mặt đóng băng của hành tinh lùn này.

"Những thông tin này đã đưa Ceres vào danh sách ‘thế giới đại dương', danh sách này không yêu cầu đại dương phải trải khắp hành tinh", Carol Raymond, một nhà hành tinh học và là điều tra viên trên Dawn, nhận xét. "Với trường hợp của Ceres, chúng ta biết rằng kích thước bề mặt có chất lỏng ở mức khu vực nhưng chúng ta không chắc có trải rộng khắp hành tinh lùn này không. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý nhất là chất lỏng có mặt trong một khu vực rộng lớn".

Ceres có đường kính khoảng 950km. Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong khu vực miệng núi lửa Occator Crater rộng 92km2. Miệng núi lửa này hình thành khoảng 22 triệu năm trước tại Bắc bán cầu của Ceres. Có hai vùng sáng bên trong miệng núi lửa, chúng là lớp muối còn sót lại sau khi chất lỏng bên dưới thấm lên và bay hơi.

Các nhà khoa học kết luận rằng chất lỏng này bắt nguồn từ một hồ nước mặn rộng hàng trăm kilomet và nằm bên dưới bề mặt hành tinh khoảng 40km. Các tác động khiến bề mặt hành tinh đứt gãy giúp nước mặn bên dưới thoát lên trên bề mặt.

Cách nhà khoa học sử dụng ảnh Mosaic để làm rõ khu vực nước muối từ hồ nước mặn bên dưới thấm ngược lên bề mặt (Ảnh: NASA)

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên các tạp chí Nature Astronomy, Nature Geoscience và Nature Communications.

Ngoài Trái Đất, một số thiên thể khác trong hệ Mặt Trời có đại dương, hoặc từng tồn tại đại dương trên bề mặt gồm mặt trăng Europa của Sao Mộc, mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, mặt trăng Triton của Sao Hải Vương và hành tinh lùn Pluto.

Nước được cho là nguyên tố chính của sự sống. Hiện các nhà khoa học muốn đánh giá xem liệu có tồn tại sự sống của các vi sinh vật trên Ceres.

Julie Castillo, một nhà hành tinh học thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA, cho biết "Mối quan tâm lớn nhất trong giai đoạn này là xác định tiềm năng của sự sống bên trong hồ nước muối sâu này, đặc biệt là khi nó nhiệt độ thấp và hàm lượng muối lớn".

Ngọc Diệp

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:49 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:43 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:10 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:24 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:28 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới