Top 10 khám phá thiên văn học (Phần 2)

Thứ Ba, 16:50:01 13/03/2018

>>>Top 10 khám phá thiên văn học (Phần 1)

6. Sự át trội của vật chất tối

Hồi thập niên 1970, Vera Rubin không những đã có một khám phá vũ trụ học đồ sộ, mà trong quá trình khám phá ấy bà đã thiết lập nền tảng cho một ngành học hoàn toàn mới.

Bà để ý thấy sự khác biệt giữa chuyển động góc theo dự đoán của các thiên hà và chuyển động quan sát được của chúng bằng cách nghiên cứu đường cong chuyển động quay của các thiên hà và nhận thấy chỉ xét riêng vật chất nhìn thấy thì chưa đủ để giải thích tốc độ quay của các sao, và vật chất bình thường không tạo ra đủ lực hấp dẫn để giữ các thiên hà lại với nhau.

Rubin chứng minh rằng phần lớn khối lượng trong vũ trụ không phát xạ phản xạ hay hấp thụ ánh sáng và bà đặt tên cho nó là vật chất tối Mặc dù chúng ta chưa biết vật chất tối thật ra là cái gì, nhưng chúng ta biết rằng nó không được làm từ proton và neutron như vật chất ‘bình thường’. Người ta cho rằng xấp xỉ 27% toàn bộ vũ trụ được làm bằng chất liệu bí ẩn này, và người ta kì vọng nó được làm bằng những hạt hạ nguyên tử mà cho đến nay chúng ta chưa thể phát hiện được.

 

Ảnh chụp Hubble này cho thấy một cái vành vật chất tối khổng lồ bao xung quanh tâm của đám thiên hà CL0024+17

 Ảnh chụp Hubble này cho thấy một cái vành vật chất tối khổng lồ bao xung quanh tâm của đám thiên hà CL0024+17.

7. Lỗ đen

Khái niệm toán học về lỗ đen đã có từ trăm năm nay, nhưng trước khi có Kính thiên văn vũ trụ Hubble, việc tìm bằng chứng cho sự tồn tại của chúng là không thể.

Được thiết kế để chụp những bức ảnh sáng rõ của những phần sâu xa nhất của không gian thành tựu kĩ thuật tuyệt vời này được đưa lên quỹ đạo vào năm 1990 và đã cung cấp những ảnh chụp cho thấy lực hấp dẫn cường độ mạnh của các lỗ đen – khả năng của chúng hút lấy vật chất từ xung quanh chúng. Người ta cho rằng lỗ đen ra đời khi những ngôi sao khối lượng lớn qua đời, nổ tung do sức nặng của riêng chúng và có lực hấp dẫn mạnh đến mức thậm chí ánh sáng cũng không thể thoát ra, đó là lí do khiến chúng ta không thể phát hiện chúng trực tiếp bằng những phương pháp thông thường.

 

Lô đen

 Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã đem lại nhiều khám phá khoa học trọng yếu, trong đó có việc tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho sự tồn tại của lỗ đen (ảnh minh họa).

8. Các ngôi sao được cấp nguồn bởi phản ứng nhiệt hạch

Khoảng năm 1920, Arthur Eddington, một nhà toán học nhà vật lí, và nhà thiên văn học người Anh, đề xuất rằng các ngôi sao thu được năng lượng của chúng từ sự hợp nhất hạt nhân của hydrogen thành helium. Ông thiết lập một lí thuyết đề xuất rằng các nguyên tố nặng hơn cũng có thể được tạo ra khi một ngôi sao cạn kiệt nguồn nhiên liệu hydrogen.

 

Các ngôi sao được cấp nguồn bởi phản ứng nhiệt hạch

 

9. Ngoại hành tinh

Ngày 9 tháng Giêng 1992, Aleksander Wolszcsan và Dale Frail công bố khám phá của họ về hai hành tinh quay xung quanh sao neutron PSR B1257+12. Hai hành tinh này hóa ra là những ngoại hành tinh đầu tiên được xác nhận – những hành tinh quay xung quanh một ngôi sao ở bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Ta khó phát hiện ra chúng bởi vì chúng không sáng lắm và chúng ở rất xa chúng ta. Vào lúc viết bài báo này, đã có 3550 ngoại hành tinh được xác nhận và 4496 ứng viên ngoại hành tinh chờ xác nhận.

10. Nước trên sao Hỏa

Không bao lâu sau khi loài người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969, sứ mệnh Viking của NASA đã tiến tiếp một bước đại nhảy vọt nữa khi cho một xe tự hành tiếp đất Hỏa tinh vào năm 1976.

Kể từ đó, nhiều xe tự hànhvệ tinh đưa lên Hành tinh Đỏ đã phản hồi dữ liệu cung cấp bằng chứng cho thấy đã từng có nước trên sao Hỏa thông qua việc tìm thấy những đáy sông cổ xưa và vết tích của những trận lũ lụt lớn. Và vào năm 2015, Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa (MRO) của nasa cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy nước lỏng vẫn còn chảy từng hồi trên sao Hỏa.

>>>Top 10 khám phá thiên văn học (Phần 1)

Duy Vũ

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Ngày tận thế Ngày tận thế Thứ bảy, 11:10:44 11/07/2020
Thế giới động vật Thế giới động vật Thứ bảy, 11:09:43 11/07/2020
Kiếm hiệp Kiếm hiệp Thứ sáu, 16:59:02 10/07/2020
Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo Thứ năm, 11:12:26 09/07/2020
1001 câu hỏi tại sao 1001 câu hỏi tại sao Thứ tư, 14:12:29 08/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới